Nhà vệ sinh là không gian không tốn quá nhiều diện tích trong ngôi nhà, nhưng khu vực này lại là khu vực quan trọng được sử dụng nhiều nhất trong ngôi nhà. Diện tích không lớn song việc thiết kế nhà vệ sinh đòi hỏi sự phối hợp khéo léo, hợp lý trên nhiều yếu tố, từ công năng, thẩm mỹ đến kỹ thuật. Để làm được điều đó Nội thất Full House mời bạn xem Những lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh mà bạn không nên bỏ qua.

Bố trí nhiều ô thông gió, lấy sáng
Nhà vệ sinh trong những ngôi nhà nhỏ thường được đặt ở những khu vực kín, nên dễ bị thiếu ánh sáng. Việc thiết kế các ô thông gió hoặc khoảng giếng trời nhỏ sẽ giúp hấp thụ khí tươi từ tự nhiên, tạo không khí thoáng đãng. Do đó khi dùng sẽ không tránh khỏi cảm giác bí bách, ngột ngạt. Ngoài ra, căn phòng này thường xuyên ẩm ướt và có mùi hôi khó chịu. Để giảm thiểu được điều này, khi thiết kế nhà vệ sinh bạn cần chú ý đến việc bày trí hệ thống thông gió và ánh sáng trong nhà tắm một cách khoa học.
– Hệ thống ánh sáng nên ưu tiên dùng các loại đèn LED âm trần có công suất chiếu sáng thích hợp. Ưu điểm chung của những mẫu đèn này:
+ Chống ẩm hữu hiệu.
+ Tối ưu diện tích trong phòng tắm.
+ Kiểu dáng đèn mang phong cách hiện đại.
+ Có các mẫu đèn LED âm trần có cảm biến thông minh.
+ Có thể biến đổi màu sắc ánh sáng đèn tùy ý.
– Bạn cũng đừng quên bố trí cửa sổ nhỏ hay lắp thêm quạt thông gió để không khí được lưu thông, nhờ đó mà mùi hôi cũng sẽ được giảm thiểu.

Chọn lựa thiết bị vệ sinh hợp lý để bố trí nhà vệ sinh
Nhiều người khi đi mua sắm các thiết bị vệ sinh thường chú trọng đến giá thành, nguồn gốc sản xuất hay kiểu dáng. Vì thế, khi mua về sẽ gặp trình trạng không biết xử lý thế nào khi thiết bị quá nhỏ hay quá to so với không gian. Ngoài ra, bạn nên chú ý cách chọn mua và bày trí những thiết bị vệ sinh trong không gian nhỏ như vậy.
– Cân nhắc kỹ càng các thiết bị cần sử dụng.
– Bồn rửa mặt treo tường.
– Bồn cầu kích cỡ nhỏ.
– Vòi chậu liền sen.
– Gương nhà tắm loại nhỏ có kích thước: 45×45 cm.
– Bày trí thiết bị hợp lý để tối ưu không gian sử dụng. Tuy có diện tích 1m2 nhưng hình dáng mỗi phòng tắm lại khác nhau, có nơi hình vuông, hình uốn lượn, hình chữ nhất hay chiếm một góc nhỏ dưới cầu thang, bạn nên dựa vào kiểu dáng đặc thù của mình mà sắp xếp thiết bị vệ sinh sao cho khoa học.
– Ưu tiên những thiết bị vệ sinh có chất lượng cao và phải rõ ràng nơi xuất xứ.

Gia tăng mảng xanh
Phòng vệ sinh luôn có độ ẩm cao, thiếu ánh nắng mặt trời nên dễ sinh ra tình trạng mốc và mùi hôi khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, gia chủ có thể cân nhắc thêm mảng xanh thiên nhiên để khử mùi, thanh lọc không khí, tăng vẻ đẹp không gian. Một số loại cây phù hợp trồng trong nhà, có thể tham khảo như: trầu bà, lưỡi hổ, lan ý, cọ xanh…

Dùng gạch nhà tắm thích hợp
Yếu tố đóng vai trò quyết định thẩm mĩ tính của nhà vệ sinh là vật liệu lát nền. Nên chọn gạch lát nền phù hợp với không gian tổng thể. Lưu ý không chọn loại gạch quá trơn trượt hoặc khó vệ sinh. Song song đó khi thiết kế nhà vệ sinh, nền nên có đồ dốc, đảm bảo thoát nước tốt.
Khi chọn mua gạch thì nên chú ý các điều sau:
– Nên chọn loại gạch được thiết kế cho phòng tắm, có bề mặt sần khắc phục vấn đề trơn trượt.
– Ưu tiên chọn những loại gạch nền có màu sáng.
– Do có diện tích hạn chế nên kích thước gạch lý tưởng nên là 20×20 cm hay 30×30 cm.

Hệ thống dẫn nước đúng kỹ thuật
Để hoạt động của nhà vệ sinh được hoàn hảo, an toàn và bền bỉ đòi hỏi phải thiết kế hệ thống đường ống nước, điện cũng như chất thải chuẩn xác đến mức tối đa. Chúng ta cần lắp đặt chính xác các đường ống nước cố định trong tường hoặc sàn nhà. Đặc biệt là chất liệu đường ống đảm bảo chất lượng, độ dốc… Tránh tình trạng độ dốc không đúng nước thải không thoát được dẫn đến tắc cống, nước thải thoát chậm gây ô nhiễm không khí và những phiền toái trong quá trình sử dụng sau này. Hệ thống đường điện cần thiết kế ngầm và không đi vào khu vực ẩm ướt vì nhà vệ sinh là nơi sử dụng nước thường xuyên nên tuyệt đối không để đường điện nổi. Lưu ý dây dẫn không được hở, bình nóng lạnh phải có dây điện nối đất, aptomat riêng.

Ngoài ra cần lưu ý, không nên thiết kế nhà vệ sinh ở giữa nhà, vì như vậy hệ thống cấp thoát nước buộc phải chạy qua phía dưới các khu vực sinh hoạt khác của nhà ở, vừa không tiện vừa khó sửa chữa nếu có sự cố, hỏng hóc.
Bạn cũng nên lưu ý những phòng vệ sinh của các tầng (đối với nhà cao tầng) nên cùng nằm trên một trục đường thẳng để việc cấp thoát nước thuận tiện. Nếu cùng một tầng phải bố trí hai phòng vệ sinh, bạn nên thiết kế chúng “quay lưng” lại với nhau để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật.
Xem thông tin nhanh và mới nhất tại Fanpage: Full House – Decor & Furniture